Các đặc trưng của đá mài tại Đá Cắt Đá Mài Việt - Đá cắt đá mài

Các đặc trưng của đá mài tại Đá Cắt Đá Mài Việt

Các đặc trưng của đá mài tại Đá Cắt Đá Mài Việt

Đá mài ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình gia công.

Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ tính chất, đặc trưng của đá mài. Và không ít người biết cấu trúc của đá mài như thế nào? Hãy cùng Đá Cắt Đá Mài Việt tìm hiểu những thông tin hữu ích về loại vật liệu gia công này nhé!

Đá mài là gì?

Đá mài là một dụng cụ cắt đặc biệt và không thể thiếu trong việc gia công trên các chất liệu kim loại.

Đá mài được tạo thành từ các hạt mài và chất dính kết. Hạt mài là thành phần chính của mọi loại đá mài. Mỗi hạt mài có nhiệm vụ như một lưỡi cắt, quyết định chất lượng của đá mài. Hạt mài được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng cao như kim cương, Oxit nhôm (Al2O3), cacbit Silic (SiC), cacbit bo (B4C)… Hạt mài được sản xuất với các kích cỡ khác nhau và cực nhỏ (từ 5micromet đến 3200micromet) và được dùng để chế tạo các loại đá khác nhau. Kích thước hạt mài phụ thuộc vào kích thước rây để sàng và phân loại độ lớn của hạt.

Chất kết dính của đá mài được dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài. Chất kết dính quyết định độ cứng, độ bền của đá mài. Chất dính kết gồm chất kết dính vô cơ như keramit; chất kết dính hữu cơ như bakelit, caosu…và cũng cho chất lượng đá mài khác nhau.

Đặc trưng của đá mài

Đá mài nói chung và các sản phẩm đá mài Đá Cắt Đá Mài Việt bao gồm các đặc trưng cơ bản sau:

Độ cứng, độ mềm của đá mài không phụ thuộc vào hạt mài sử dụng mà là khả năng tách rời của các hạt mài khi có lực tác dụng để tạo lên trên bề mặt của đá mài một lớp hạt mài mới. Đá mài cứng là loại đá mài mà các hạt mài khó tách khỏi đá mài. Loại đá mài này dùng để gia công các loại vật liệu mềm vì vật liệu mềm không đòi hỏi cao về độ sắc của lưỡi cắt.

Đá mềm dễ tách các hạt mài ra khỏi mặt đá mài, tạo nên bề mặt của đá các hạt mài mới, các lưỡi cắt mới nên lưỡi cắt sẽ được sắc bén hơn, dùng để gia công các vật liệu cứng như các loại kim loại.

Một đặc trưng nữa của đá mài không thể bỏ qua đó là độ xốp – mà các loại dụng cụ cắt khác không có. Độ xốp của đá mài là tỷ lệ phần trăm phần rỗng trong 01 đơn vị thể tích của đá mài. Đá mài giá rẻ có độ hạt lớn thì độ xốp càng lớn và ngược lại.

Mỗi loại đá mài có độ hạt, độ cứng, độ xốp, kích thước khác nhau

Đá mài Đá Cắt Đá Mài Việt có nhiều hình dáng, kích thước rất đa dạng, tuỳ theo mục đích sử dụng và tuỳ theo loại máy mà đá mài sản suất theo hình dáng và kích thước khác nhau.

Cấu trúc của đá mài

Trong một đơn vị thể tích của đá mài, tỉ lệ về số lượng của hạt mài, chất dính kết và khoảng trống là đặc trưng của cấu trúc đá mài. Trong một đơn vị thể tích, hạt mài càng lớn thì cấu trúc của đá mài càng chặt .

Nếu đá mài có cấu trúc xốp, khoảng hở giữa các hạt mài lớn thì mặt đá mài khó bị lì. Mặt khác khi đá mài được sử dụng ở tốc độ cao dễ tạo nên dòng khí lưu thông giữa các khe hở đó, dung dịch làm nguội cũng dễ thẩm thấu qua các khe hở của hạt mài, từ đó có tác dụng làm nguội trực tiếp bề mặt gia công ở vùng mài . Tuy nhiên, ngoài ưu điểm kể trên thì đá mài có cấu trúc xốp có nhược điểm lớn nhất đó là sức bền kém, không giữ được lâu profile của mặt đá.

Bạn có thể chọn cấu trúc của đá mài theo cách sau : trong mài tĩnh và đá mài định hình, chọn đá mài có cấu trúc chặt. Đá mài có cấu trúc chặt trung bình sẽ được dùng để mài thép đã tôi, mài sắc dụng cụ cắt, mài phẳng, mài tròn bằng mặt tròn của đá. Đá mài có cấu trúc xốp dùng khi mài kim loại mềm và dẻo, khi mài phẳng mặt đầu của đá mài.

 

Đá Cắt Đá Mài Việt hiện là đơn vị cung cấp đá mài uy tín. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất!